Luật lao động

  • Câu hỏi
  • Học viên đánh giá

Phương án nào KHÔNG phải là nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo (nếu có) cho người sử dụng lao động theo quy định.
  • Không được trả trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.

Giải thích: Phương án đúng là: Phải bồi thường cho người sử dụng lao động 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động vì Căn cứ khoản 2 Điều 40 Bộ luật lao động 2019. Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động chứ không phải 02 tháng.

Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động là:

  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải được sự đồng ý của Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người lao động với thời hạn theo quy định.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải thông báo với Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người lao động trong thời hạn 30 ngày.

Giải thích: Phương án đúng là: Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người lao động với thời hạn theo quy định vì: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 và phải báo trước cho người lao động với thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động 2019.

Trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ, người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm và cho người lao động thôi việc thì phải thực hiện điều kiện, thủ tục sau:

  • Thuộc các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định pháp luật.
  • Thay đổi cơ cấu công nghệ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người và đã xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động
  • Phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động
  • Cả 3 đáp án A, B, C

Giải thích: Phương án đúng là: Cả 3 đáp án A, B, C vì Khoản 1, 3, 6 Điều 42 Bộ luật lao động 2019

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

  • Người lao động không được trợ cấp thôi việc.
  • Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
  • Tất cả phương án A, B, C đều đúng

Giải thích: Phương án đúng là: Tất cả phương án A, B, C đều đúng vì Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ theo điều 40 Bộ luật lao động 2019.

Điều kiện để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là:

  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định pháp luật và phải báo trước cho Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở biết trong thời hạn 30 ngày.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trong thời hạn 30 ngày.
  • Không cần phải có căn cứ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động với thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không cần báo trước.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trong thời hạn 45 ngày.

Giải thích: Phương án đúng là: Không cần phải có căn cứ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động với thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không cần báo trước vì: Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động thực hiên nghĩa vụ quân sự.
  • Cả A, B, C đều đúng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:

  • Thanh tra lao động
  • Sở Lao động thương binh xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
  • Tòa án nhân dân
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Công việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gồm:

  • Phá dỡ các công trình xây dựng.
  • Đánh bắt thủy, hải sản xa bờ.
  • Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và chất gây nghiện khác.
  • Công nghệ thông tin.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tìm đáp án chính xác nhất trong các phương án sau về khái niệm hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương và quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động về việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
  • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  • Hợp đồng lao động là sự xác lập quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc và chế độ bảo hiểm xã hội.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại hợp đồng nào ?

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ, Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, Hợp đồng trên 5 năm
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 48 tháng, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng.
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cho thuê lại lao động là gì?

  • Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho doanh nghiệp khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp về thời gian sử dụng lao động.
  • Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động
  • Cho thuê lại lao động là việc người lao động được doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động giới thiệu làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn còn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
  • Cho thuê lại lao động là việc người lao động được doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động giới thiệu làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và không còn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động:

  • Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc.
  • Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ vệc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây hợp đồng lao động KHÔNG bị vô hiệu toàn bộ:

  • Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm
  • Các bên vi phạm về hình thức hợp đồng lao động
  • Các bên giao kết vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật lao động 2019.
  • Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI - Khi sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động phải thực hiện điều kiện sau:

  • Thời giờ làm việc không được quá 04 giờ trong 01 ngày, 20 giờ trong 01 tuần.
  • Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi
  • Chỉ được làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Lao động thương binh xã hội ban hành.
  • Chỉ được sử dụng người lao động làm việc ở công trường xây dựng nếu được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào KHÔNG PHẢI đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo.
  • Người lao động bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Cả A, B, C đều đúng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và trả tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc.
  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết, phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm 1 khoản tiền ít nhất bằng 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết, phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm 1 khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp vì lý do kinh tế, người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm và cho người lao động thôi việc thì phải thực hiện điều kiện, thủ tục sau:

  • Phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động
  • Phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động theo quy định
  • Phải xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Khi sử dụng người lao động từ 13 đến dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động phải thực hiện điều kiện sau:

  • Chỉ được sử dụng làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Lao động thương binh xã hội ban hành.
  • Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đó và người đại diện theo pháp luật của người đó.
  • Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người đó.
  • Cả 3 phương án A, B, C.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Ngành nghề nào sau đây KHÔNG phải là ngành nghề được thuê lại lao động?

  • Xử lý các vấn đề tài chính, thuế
  • Lập trình hệ thống máy sản xuất
  • Lái xe
  • Lái tàu biển
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hợp đồng lao động xác định thời hạn kết thúc nhưng hai bên không giao kết hợp đồng mới và người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì:

  • Hợp đồng lao động được coi là đã chấm dứt và người lao động sẽ không được bảo vệ quyền lợi.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hạn người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh là bao nhiêu ngày kể từ ngày ký kết?

  • 07 ngày.
  • 05 ngày
  • 03 ngày
  • 10 ngày .
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thỏa ước lao động tập thể gồm những hình thức nào?

  • Thỏa ước lao động tập thể bộ phận doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, Thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác.
  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, Thỏa ước lao động tập thể ngành, Thỏa ước lao động tập thể liên ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác do chính phủ quy định.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Yêu cầu người lao động ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng.
  • Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể
  • Gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đến cơ quan nào sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết?

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Chủ tịch UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Phòng Lao động thương binh và xã hội thuộc UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

  • Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và doanh nghiệp về các vấn đề lao động mới mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
  • Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa đại diện tập thể lao động và đại diện người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
  • Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
  • Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động trong trong doanh nghiệp và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mới mà hai bên đã thương lượng được.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp là:

  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên thỏa thuận, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên là 03 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên là 05 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên thỏa thuận nhưng không quá 05 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:

  • Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên cơ sở
  • Công đoàn cơ sở và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
  • Công đoàn các cấp
  • Công đoàn các cấp và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Trường hợp nào được xác định là thương lượng tập thể không thành?

  • Một bên từ chối thương lượng
  • Hết thời hạn quy định mà các bên không đạt được thỏa thuận
  • Chưa hết thời hạn thương lượng nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
  • Tòa án nhân dân tuyên bố thương lượng không thành
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc Cơ quan nào?

  • Tòa án nhân dân và Thanh tra lao động.
  • Tòa án nhân dân
  • Thanh tra lao động.
  • Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc các trường hợp là:

  • Có toàn bộ nội dung trái pháp luật; Người ký kết không đúng thẩm quyền.
  • Có toàn bộ nội dung trái pháp luật; Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể
  • Có toàn bộ nội dung trái pháp luật; Người ký kết không đúng thẩm quyền; Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
  • Có toàn bộ nội dung trái pháp luật; Người ký kết không đúng thẩm quyền; Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể; Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động để ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thuộc chủ thể nào?

  • Tổ chức công đoàn cơ sở.
  • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ cở.
  • Tổ chức đại diện người lao động cơ sở đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp và là tổ chức có nhiều thành viên nhất trong doanh nghiệp.
  • Tổ chức công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Ngày có hiệu lực của Thỏa ước lao động tập thể được quy định từ thời điểm nào?

  • Do các bên thỏa thuận và ghi trong thoả ước, trường hợp các bên không thỏa thuận thì thoả ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
  • Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể là 03 ngày kể từ ngày các bên ký kết.
  • Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể là 05 ngày kể từ ngày các bên ký kết.
  • Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể là ngày thỏa ước lao động tập thể đã được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:

  • Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thưởng của người sử dụng lao động)
  • Được sử dụng thời gian làm việc theo quy định để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Doanh nghiệp có thể gia nhập thỏa ước lao động tập thể ngành trong trường hợp:

  • Có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động là thành viên của thỏa ước lao động tập thể ngành.
  • Có sự đồng thuận của tất cả tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước.
  • Có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước.
  • Có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn bao nhiêu lâu?

  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 02 năm.
  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn 01 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Theo quy định hiện hành, người lao động làm việc theo ca được nghỉ chuyển ca như thế nào?

  • Được nghỉ ít nhất 10 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 6 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 8 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:

  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết nghỉ 01 ngày.
  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của chồng hoặc vợ; vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của chồng hoặc vợ; vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: nghỉ 01 ngày; Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết: nghỉ 01 ngày.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?

  • Ít nhất 60 phút liên tục
  • Ít nhất 30 phút liên tục.
  • Ít nhất 45 phút liên tục.
  • Từ 30 đến 45 phút liên tục.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ không giới hạn về số giờ làm thêm mà người lao động không được từ chối trong trường hợp:

  • Thực hiện lệnh huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định.
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người trong phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm.
  • Thực hiện các công việc việc nhằm bảo vệ tài sản trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai.
  • Sản xuất cung cấp điện.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào người sử dụng lao động KHÔNG có quyền được huy động làm thêm giờ mà người lao động không có quyền từ chối?

  • Thực hiện lệnh huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn của hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn.
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người trong phòng ngừa và khắc phục thảm họa.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm cho người lao động hay không?

  • Có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
  • Có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động cơ sở.
  • Có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và và ý kiến của tổ chức đại diện người lao động cơ sở.
  • Có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm nhưng phải được sự đồng ý của người lao động
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nghỉ ngày lễ, tết được hưởng nguyên lương đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định như thế nào?

  • Được nghỉ ngày lễ, tết như đối với công dân Việt Nam.
  • Ngoài ngày nghỉ lễ, tết theo quy định đối với lao động Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
  • Ngoài ngày nghỉ lễ, tết theo quy định đối với lao động Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của họ.
  • Ngoài ngày nghỉ lễ, tết theo quy định đối với lao động Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày quốc khánh của nước họ.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời giờ làm việc bình thường được quy định như thế nào?

  • Không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
  • Không quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần
  • Không quá 08 giờ trong 01 ngày và 44 giờ trong 01 tuần
  • Không quá 10 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động có quyền sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần của người lao động vào chủ nhật hoặc một ngày xác định khác trong tuần hay không?

  • Có thể sắp xếp nhưng phải được sự đồng ý của người lao động.
  • Có quyền sắp xếp mà không cần sự đồng ý của người lao động.
  • Có quyền sắp xếp nhưng phải lấy ý kiến tham khảo của tổ chức đại diện người lao động cơ sở.
  • Có quyền sắp xếp nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời giờ làm việc ban đêm được tính trong khoảng thời gian như thế nào?

  • Từ 21 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.
  • Từ Huế trở ra Bắc là 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau; từ Huế trở về Nam là 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
  • Theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào đặc thù công việc.
  • Từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Mức lương tối thiểu là gì?

  • Là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường.
  • Là mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
  • Là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
  • Là mức lương thấp nhất trả cho người lao động trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Kỳ hạn trả lương cho người lao động hưởng lương tháng được tính như thế nào?

  • Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
  • Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc 03 tháng một lần.
  • Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc 04 tháng một lần.
  • Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần và ấn định vào một ngày của mỗi tháng.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Những căn cứ để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận hình thức trả lương là:

  • Căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động mà người lao động đã thực hiện.
  • Căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.
  • Căn cứ theo năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.
  • Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất kinh doanh.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tiền thưởng là gì?

  • Tiền thưởng là số tiền hoặc tài sản mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm.
  • Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
  • Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
  • Tiền thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương là:

  • Tiền lương theo hợp đồng lao động sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Tiền lương tối thiểu vùng.
  • Tiền lương trung bình 06 tháng liền kề của người lao động
  • Tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm nghỉ
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia gồm có:

  • 15 thành viên gồm 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động thương binh và xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.
  • 17 thành viên gồm 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động thương binh và xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập.
  • 12 thành viên gồm 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động thương binh và xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 04 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.
  • 12 thành viên gồm 04 thành viên đại diện của Bộ lao động thương binh và xã hội; 03 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 03 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao đồng thì người lao động được trả lương như thế nào?

  • Người lao động được trả 50% tiền lương theo tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động được trả đủ tiền lương theo tiền lương theo hợp đồng lao động
  • Người lao động được trả đủ theo mức lương tối thiểu vùng
  • Người lao động được trả lương theo thỏa thuận.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tiền lương làm thêm giờ (ban ngày) của người lao động được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như thế nào?

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 100%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 200% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 250%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 100%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người lao động có thể được tạm ứng tiền lương hay không?

  • Người lao động được tạm ứng tối thiểu 50% tiền lương tháng và không bị tính lãi.
  • Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
  • Người lao động được tạm ứng tối đa 100% tiền lương tháng và không bị tính lãi.
  • Người lao động được tạm ứng tối thiểu 100% tiền lương tháng và không bị tính lãi.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tiền lương bao gồm những khoản gì?

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.
  • Mức lương theo công việc và các khoản bổ sung khác
  • Mức lương tối thiểu cộng với phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh và phụ cấp lương.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với người lao động bị tai nạn lao động?

  • Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động.
  • Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
  • Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra.
  • Cả 3 đáp án A, B, C.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Dễ - An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của ai?

  • Người sử dụng lao động.
  • Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  • Bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  • Cả 3 đáp án trên.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc nào KHÔNG phải là nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?

  • Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
  • Tham vấn ý kiến của Hội đồng về an toàn vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
  • Bảo đảm quyền của người lao động chủ động phối hợp với cơ quan, tổ chức trong điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nội dung nào sau đây về công tác bảo hộ lao động bắt buộc phải có trong Hợp đồng lao động?

  • Công việc có nguy cơ mất an toàn lao động.
  • Trách nhiệm chi trả tiền viện phí cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động.
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
  • Cả 3 đáp án trên.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Khi xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải xây dựng nội dung chủ yếu nào?

  • Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
  • Trang thiết bị phục vụ ứng cứu.
  • Cả 3 nội dung trên.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nội dung nào sau đây không phải là quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động?

  • Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
  • Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
  • Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trách nhiệm của Người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào?

  • Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
  • Bộ luật lao động 2019
  • Luật chuyên ngành
  • Tất cả đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quy định nào dưới đây không phải là nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động?

  • Đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

An toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ nào sau đây?

  • Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở.
  • Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc.
  • Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người lao động bị bệnh nghề nghiệp suy giảm ở mức nào thì được người sử dụng lao động bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương?

  • Suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
  • Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
  • Suy giảm khả năng lao động từ 71% trở lên
  • Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động để xác minh xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn là:

  • Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày.
  • Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 30 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày.
  • Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 60 ngày.
  • Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 30 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 60 ngày
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Khi xử lý kỷ luật lao động, hành vi nào sau đây bị cấm thực hiện?

  • Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
  • Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc pháp luậy lao động không có quy định.
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày; 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày mà không có lý do chính đáng. Trường hợp có lý do chính đáng là:

  • Do thiên tai, hỏa hoạn;
  • Bản thân, thân nhân bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
  • Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
  • Cả 3 đáp án A. B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong thời gian sau đây:

  • Người lao động nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản;
  • Người lao động đang chịu hình thức kỷ luật khác.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Kỷ luật lao động là gì?

  • Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động do pháp luật quy định.
  • Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động.
  • Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
  • Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nghĩa vụ chứng minh trong xử lý kỷ luật lao động thuộc về ai?

  • Người lao động có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi
  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
  • Tổ chức đại diện người lao động phải chứng minh người lao động không có lỗi.
  • Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nội quy lao động có hiệu lực từ thời điểm nào?

  • Có hiệu lực sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động
  • Có hiệu lực sau thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động
  • Có hiệu lực sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động
  • Có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước?

  • 05 ngày
  • 07 ngày
  • 10 ngày
  • 15 ngày
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động không phải đăng ký nội quy lao động?

  • Người sử dụng lao động sử dụng dưới 30 lao động
  • Người sử dụng lao động sử dụng dưới 20 lao động
  • Người Người sử dụng lao động sử dụng dưới 15 lao động
  • Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 lao động
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trong trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động?

  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày.
  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ.
  • Người lao động bị khiển trách 03 lần trong 1 tháng
  • Người lao động tự ý bỏ việc tổng cộng 15 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định như thế nào?

  • Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm;.
  • Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 03 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm;.
  • Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm;.
  • Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 04 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm;.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi vi phạm có liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động là

  • 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm
  • 24 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm
  • 12 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm
  • 03 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan nhà nước nào sau đây:

  • Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
  • Chủ tịch UBND cấp huyện
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại đối với việc người lao động làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép là:

  • 03 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi.
  • 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi.
  • 09 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi.
  • 12 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là ai?

  • Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
  • Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nội quy lao động là loại văn bản nào?

  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Văn bản dưới luật
  • Văn bản pháp lý mang tính chất quy phạm nội bộ của đơn vị sử dụng lao động
  • Thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về quy tắc xử sự.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường:

  • Nhiều nhất là 02 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định.
  • Nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định.
  • Nhiều nhất là 04 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định.
  • Nhiều nhất là 05 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại là:

  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế của người lao động.
  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và và tài sản của người lao động.
  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình của người lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trong thời hạn người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc của người lao động để xác minh xử lý kỷ luật lao động thì người lao động được tạm ứng 50% tiền lương và số tiền tạm ứng này sẽ được xử lý như thế nào?

  • Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
  • Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
  • Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả gấp 2 lần tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
  • Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả gấp 2 lần tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Các hình thức kỷ luật lao động áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động bao gồm:

  • Khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; sa thải.
  • Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức; sa thải.
  • Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức; sa thải và các hình thức khác theo quy định của nội quy lao động
  • Doanh nghiệp tự xây dựng và ghi trong nội quy lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động nào sau đây:

  • Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền
  • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
  • Không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cơ quan, cá nhân nào sau đây có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

  • Hòa giải viên lao động
  • Hội đồng Trọng tài lao động
  • Tòa án nhân dân
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động:

  • Giải quyết tranh chấp kịp thời nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên.
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp
  • Đảm bảo bí mật và lợi ích kinh doanh của người sử dụng lao động
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Yêu cầu nào sau đây KHÔNG phải là yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân?

  • Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
  • Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
  • Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
  • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của lao động của Trọng tài nước ngoài.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động tranh chấp lao động cá nhân là:

  • 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 12 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 02 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hạn để Ban trọng tài lao động ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp là bao nhiêu lâu?

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ban Trọng tài lao động được thành lập.
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Ban Trọng tài lao động được thành lập.
  • Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày Ban Trọng tài lao động được thành lập.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban Trọng tài lao động được thành lập.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tranh chấp lao động cá nhân nào sau đây KHÔNG bắt buộc phải qua hòa giải mà có thể khởi kiện thẳng ra Tòa án nhân dân?

  • Tranh chấp về hợp đồng thử việc.
  • Tranh chấp về học nghề.
  • Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động
  • Tranh chấp về người lao động vị thành niên.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Hội đồng trọng tài lao động do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập gồm các thành phần:

  • Ít nhất là 07 người bao gồm: 01 thành viên là chủ tịch Hội đồng do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 03 thành viên do Công đoàn cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 03 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
  • Ít nhất là 10 người bao gồm: tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 05 thành viên do Công đoàn cấp tỉnh đề cử.
  • Ít nhất là 10 người bao gồm: tối thiểu 04 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 03 thành viên do Công đoàn cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 03 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
  • Ít nhất là 15 người bao gồm: tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 05 thành viên do Công đoàn cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết những loại tranh chấp lao động nào sau đây:

  • Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể về quyền.
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền và Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
  • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
  • Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là:

  • 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 02 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 01 năm kể từ ngày thực hiện hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hạn để Tòa án có thẩm quyền chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu là bao nhiêu ngày?

  • Thời hạn để Tòa án có thẩm quyền chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 07 ngày, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu là 10 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
  • Thời hạn để Tòa án có thẩm quyền chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và thỏa ước lao động tập thể vô hiệu là 10 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
  • Thời hạn để Tòa án có thẩm quyền chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 10 ngày, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu là 15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
  • Thời hạn để Tòa án có thẩm quyền chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và thỏa ước lao động tập thể vô hiệu là 15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Hòa giải viên lao động có thẩm quyền hòa giải những loại tranh chấp lao động nào sau đây:

  • Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
  • Tranh chấp lao động cá nhân
  • Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trong Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án lao động bắt buộc phải có:

  • Hội thẩm nhân dân là người đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động
  • Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức pháp luật lao động.
  • Hội thẩm nhân dân là người có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực lao động.
  • Hội thẩm nhân dân đã được sự đồng ý của người lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Hòa giải viên lao động là:

  • Người lao động tại cơ sở do Tổ chức đại diện tại cơ sở và người sử dụng lao động nhất trí lựa chọn để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
  • Do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
  • Do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
  • Do Công đoàn cấp trên cơ sở cử ra để hòa giải tranh chấp lao động tranh chấp đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI, Hòa giải viên lao động miễn nhiệm khi thuộc trường hợp:

  • Không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định
  • Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động
  • Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 03 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động mà không có lý do chính đáng theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động
  • Có đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tranh chấp nào sau đây KHÔNG phải là tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân:

  • Tranh chấp về học nghề, tập nghề
  • Tranh chấp về thuê lại lao động
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tiêu chuẩn nào sau đây không phải tiêu chuẩn của Hòa giải viên lao động?

  • Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Không thuộc diện đang truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Tốt nhiệp cử nhân luật
  • Có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hiệu yêu cầu Hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là:

  • 12 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 03 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 04 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người lao động KHÔNG có quyền nào sau đây trong giải quyết tranh chấp lao động ?

  • Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết.
  • Hành động đơn phương chống lại bên kia.
  • Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tranh chấp nào sau đây là tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân?

  • Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
  • Tranh chấp về cấp dưỡng
  • Tranh chấp về quyền công đoàn
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quyền, trách nhiệm của người lao động khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công là:

  • Người lao động phải trở lại làm việc nhưng không được trả lương.
  • Người lao động phải trở lại làm việc và có thể khởi kiện vụ tranh chấp ra tòa án.
  • Người lao động phải trở lại làm việc và có thể nộp đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
  • Người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp đình công hợp pháp, tiền lương và quyền lợi của người lao động tham gia đình công trong thời gian đình công được giải quyết như sau:

  • Người lao động được trả lương và các quyền lợi khác theo mức lương tối thiểu vùng.
  • Người lao động được trả lương và các quyền lợi khác theo mức lương thỏa thuận hợp đồng lao động.
  • Người lao động không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Người lao động được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây KHÔNG bị hoãn đình công?

  • Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng nguwxam khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.
  • Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về vận tải công cộng trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày quốc khánh.
  • Đình công khi có đoàn ngoại giao cấp cao đến thăm tỉnh nơi xảy ra có đình công.
  • Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh nhân dịp ngày tết cổ truyền của dân tộc.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nơi nào sau đây KHÔNG ĐƯỢC đình công?

  • Tổng công ty lương thực Miền Nam
  • Công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê
  • Công ty TNHH hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam
  • Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được giải quyết quyền lợi như thế nào?

  • Được trả lương ngừng việc và các quyền lợi khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động
  • Được trả lương ngừng việc và các quyền lợi khác theo quy định.
  • Không được trả lương ngừng việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
  • Được trả nửa tháng lương tối thiểu vùng.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Trường hợp người lao động có quyền đình công:

  • Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
  • Ban trọng tài lao động không được thành lập.
  • Ban trọng tài thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp
  • Sau khi Tòa án ra quyết định giải quyết tranh chấp nhưng tập thể lao động không đồng ý với phán quyết của Tòa án.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chủ thể nào có quyền tổ chức, lãnh đạo đình công?

  • Ban chấp hành công đoàn cơ sở
  • Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở
  • Đại diện do tập thể lao động cử ra
  • Tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây KHÔNG phải là đình công bất hợp pháp?

  • Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền
  • Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
  • Tiến hành tại nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh trật tự công cộng.
  • Vi phạm trình tự, thủ tục đình công theo quy định
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người sử dụng lao động có quyền gì sau đây trước và trong quá trình đình công?

  • Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp
  • Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức, lãnh đạo đình công
  • Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản.
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan, tổ chức nào sau đây?

  • UBND cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa
  • UBND cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa
  • Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức, lãnh đạo đình công
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nơi nào sau đây ĐƯỢC đình công?

  • Tổng công ty hạ tầng mạng thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
  • Công ty cổ phần viễn thông FPT
  • Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc
  • Liên doanh Việt – Nga Vietsopetro
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cơ quan có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công là:

  • Sở lao động thương binh xã hội nơi xảy ra cuộc đình công.
  • Liên đoàn lao động cấp tỉnh nơi xảy ra cuộc đình công.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra cuộc đình công.
  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra cuộc đình công.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm có:

  • Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động; Người sử dụng lao động; Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án.
  • Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Thư ký tòa án; Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động; Người sử dụng lao động; Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án.
  • Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Thư ký tòa án; Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động; Người sử dụng lao động; Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án.
  • 01 Thẩm phán; Thư ký tòa án; Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động; Người sử dụng lao động; Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cá nhân, cơ quan nào sau đây có thẩm quyền hoãn, ngừng đình công?

  • Giám đốc Sở lao động thương binh xã hội.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội.
  • Chủ tịch UBND cấp huyện.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Đình công là gì?

  • Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
  • Đình công là việc tập thể người lao động nghỉ việc để gây sức ép buộc người sử dụng lao động đáp ứng những yêu cầu kinh tế mà họ đưa ra và do tổ chức đại diện người lao động tổ chức, lãnh đạo.
  • Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức, lãnh đạo.
  • Đình công là sự ngừng việc, tạm thời, có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động?

  • Quan hệ về góp vốn thành lập doanh nghiệp
  • Quan hệ về trợ giúp xã hội
  • Quan hệ về cho thuê lại lao động
  • Quan hệ về khoán việc dân sự
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động 2019 bao gồm:

  • Người lao động Việt Nam; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động; người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật; Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Luật lao động Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động nào trong những quan hệ lao động sau đây:

  • Quan hệ lao động giữa cán bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ với cơ quan nhà nước
  • Quan hệ lao động giữa người lao động với đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Quan hệ giữa luật sư với doanh nghiệp theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
  • Tất cả các quan hệ lao động ở đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp vì lý do kinh tế, người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm và cho người lao động thôi việc thì phải thực hiện điều kiện, thủ tục sau:

  • Phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động
  • Phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động theo quy định
  • Phải xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:

  • Thanh tra lao động
  • Sở Lao động thương binh xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
  • Tòa án nhân dân
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hợp đồng lao động xác định thời hạn kết thúc nhưng hai bên không giao kết hợp đồng mới và người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì:

  • Hợp đồng lao động được coi là đã chấm dứt và người lao động sẽ không được bảo vệ quyền lợi.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động để ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thuộc chủ thể nào?

  • Tổ chức công đoàn cơ sở.
  • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ cở.
  • Tổ chức đại diện người lao động cơ sở đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp và là tổ chức có nhiều thành viên nhất trong doanh nghiệp.
  • Tổ chức công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đến cơ quan nào sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết?

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Chủ tịch UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Phòng Lao động thương binh và xã hội thuộc UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Trường hợp nào được xác định là thương lượng tập thể không thành?

  • Một bên từ chối thương lượng
  • Hết thời hạn quy định mà các bên không đạt được thỏa thuận
  • Chưa hết thời hạn thương lượng nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
  • Tòa án nhân dân tuyên bố thương lượng không thành
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Theo quy định hiện hành, người lao động làm việc theo ca được nghỉ chuyển ca như thế nào?

  • Được nghỉ ít nhất 10 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 6 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 8 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ không giới hạn về số giờ làm thêm mà người lao động không được từ chối trong trường hợp:

  • Thực hiện lệnh huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định.
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người trong phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm.
  • Thực hiện các công việc việc nhằm bảo vệ tài sản trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai.
  • Sản xuất cung cấp điện.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nghỉ ngày lễ, tết được hưởng nguyên lương đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định như thế nào?

  • Được nghỉ ngày lễ, tết như đối với công dân Việt Nam.
  • Ngoài ngày nghỉ lễ, tết theo quy định đối với lao động Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
  • Ngoài ngày nghỉ lễ, tết theo quy định đối với lao động Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của họ.
  • Ngoài ngày nghỉ lễ, tết theo quy định đối với lao động Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày quốc khánh của nước họ.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao đồng thì người lao động được trả lương như thế nào?

  • Người lao động được trả 50% tiền lương theo tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động được trả đủ tiền lương theo tiền lương theo hợp đồng lao động
  • Người lao động được trả đủ theo mức lương tối thiểu vùng
  • Người lao động được trả lương theo thỏa thuận.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tiền lương làm thêm giờ (ban ngày) của người lao động được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như thế nào?

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 100%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 200% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 250%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 100%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Những căn cứ để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận hình thức trả lương là:

  • Căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động mà người lao động đã thực hiện.
  • Căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.
  • Căn cứ theo năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.
  • Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất kinh doanh.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ pháp luật nào sau đây KHÔNG phải là quan hệ pháp luật lao động?

  • Quan hệ pháp luật về giáo dục nghề nghiệp
  • Quan hệ pháp luật về tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội
  • Quan hệ pháp luật về đình công
  • Quan hệ pháp luật về hợp đồng cộng tác viên
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây KHÔNG thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động:

  • Quan hệ về dạy nghề
  • Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động
  • Quan hệ giữa thành viên hợp tác xã với hợp tác xã
  • Quan hệ về bảo hiểm xã hội
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động?

  • Quan hệ về góp vốn thành lập doanh nghiệp
  • Quan hệ về trợ giúp xã hội
  • Quan hệ về cho thuê lại lao động
  • Quan hệ về khoán việc dân sự
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc nào sau đây không phải nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật lao động:

  • Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • Nguyên tắc tôn trọng quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền đình công của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc tôn trọng quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Luật lao động Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động nào trong những quan hệ lao động sau đây:

  • Quan hệ lao động giữa cán bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ với cơ quan nhà nước
  • Quan hệ lao động giữa người lao động với đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Quan hệ giữa luật sư với doanh nghiệp theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
  • Tất cả các quan hệ lao động ở đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây KHÔNG thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động:

  • Quan hệ về việc làm
  • Quan hệ quản lý nhà nước về lao động
  • Quan hệ giữa người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
  • Quan hệ giữa cổ đông của công ty cổ phần với công ty cổ phần
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Luật lao động Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động nào trong những quan hệ lao động sau đây:

  • Quan hệ lao động giữa công chức được tuyển dụng với tổ chức chính trị xã hội
  • Quan hệ lao động giữa viên chức với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc.
  • Quan hệ học nghề giữa người học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động với người sử dụng lao động qua hợp đồng đào tạo.
  • Tất cả các quan hệ lao động ở đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật lao động:

  • Nguyên tắc không được phân biệt đối xử với người lao động.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và tham gia quản lý doanh nghiệp của người lao động.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền đình công của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc trả lương, trả công căn cứ vào năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ lao động giữa viên chức nhà nước với tổ chức sự nghiệp công lập thuộc đối tượng điều chỉnh của:

  • Pháp luật lao động.
  • Pháp luật hành chính.
  • Pháp luật dân sự
  • Công pháp
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động 2019 bao gồm:

  • Người lao động Việt Nam; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động; người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật; Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ pháp luật nào sau đây KHÔNG phải là quan hệ pháp luật lao động?

  • Quan hệ pháp luật về giáo dục nghề nghiệp
  • Quan hệ pháp luật về tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội
  • Quan hệ pháp luật về đình công
  • Quan hệ pháp luật về hợp đồng cộng tác viên
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ lao động giữa viên chức nhà nước với tổ chức sự nghiệp công lập thuộc đối tượng điều chỉnh của:

  • Pháp luật lao động.
  • Pháp luật hành chính.
  • Pháp luật dân sự
  • Công pháp
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động?

  • Quan hệ về góp vốn thành lập doanh nghiệp
  • Quan hệ về trợ giúp xã hội
  • Quan hệ về cho thuê lại lao động
  • Quan hệ về khoán việc dân sự
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật lao động:

  • Nguyên tắc không được phân biệt đối xử với người lao động.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và tham gia quản lý doanh nghiệp của người lao động.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền đình công của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc trả lương, trả công căn cứ vào năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Luật lao động Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động nào trong những quan hệ lao động sau đây:

  • Quan hệ lao động giữa cán bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ với cơ quan nhà nước
  • Quan hệ lao động giữa người lao động với đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Quan hệ giữa luật sư với doanh nghiệp theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
  • Tất cả các quan hệ lao động ở đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Luật lao động Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động nào trong những quan hệ lao động sau đây:

  • Quan hệ lao động giữa công chức được tuyển dụng với tổ chức chính trị xã hội
  • Quan hệ lao động giữa viên chức với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc.
  • Quan hệ học nghề giữa người học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động với người sử dụng lao động qua hợp đồng đào tạo.
  • Tất cả các quan hệ lao động ở đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây KHÔNG thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động:

  • Quan hệ về việc làm
  • Quan hệ quản lý nhà nước về lao động
  • Quan hệ giữa người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
  • Quan hệ giữa cổ đông của công ty cổ phần với công ty cổ phần
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động 2019 bao gồm:

  • Người lao động Việt Nam; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động; người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật; Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây KHÔNG thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động:

  • Quan hệ về dạy nghề
  • Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động
  • Quan hệ giữa thành viên hợp tác xã với hợp tác xã
  • Quan hệ về bảo hiểm xã hội
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc nào sau đây không phải nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật lao động:

  • Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • Nguyên tắc tôn trọng quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền đình công của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc tôn trọng quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:

  • Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên cơ sở
  • Công đoàn cơ sở và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
  • Công đoàn các cấp
  • Công đoàn các cấp và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây KHÔNG phải là đình công bất hợp pháp?

  • Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền
  • Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
  • Tiến hành tại nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh trật tự công cộng.
  • Vi phạm trình tự, thủ tục đình công theo quy định
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Luật lao động Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động nào trong những quan hệ lao động sau đây:

  • Quan hệ lao động giữa cán bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ với cơ quan nhà nước
  • Quan hệ lao động giữa người lao động với đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Quan hệ giữa luật sư với doanh nghiệp theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
  • Tất cả các quan hệ lao động ở đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Theo quy định hiện hành, người lao động làm việc theo ca được nghỉ chuyển ca như thế nào?

  • Được nghỉ ít nhất 10 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 6 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 8 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
  • Được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tranh chấp lao động cá nhân nào sau đây KHÔNG bắt buộc phải qua hòa giải mà có thể khởi kiện thẳng ra Tòa án nhân dân?

  • Tranh chấp về hợp đồng thử việc.
  • Tranh chấp về học nghề.
  • Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động
  • Tranh chấp về người lao động vị thành niên.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ, người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm và cho người lao động thôi việc thì phải thực hiện điều kiện, thủ tục sau:

  • Thuộc các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định pháp luật.
  • Thay đổi cơ cấu công nghệ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người và đã xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động
  • Phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia gồm có:

  • 15 thành viên gồm 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động thương binh và xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.
  • 17 thành viên gồm 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động thương binh và xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập.
  • 12 thành viên gồm 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động thương binh và xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 04 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.
  • 12 thành viên gồm 04 thành viên đại diện của Bộ lao động thương binh và xã hội; 03 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 03 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động tranh chấp lao động cá nhân là:

  • 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 12 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • 02 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Hội đồng trọng tài lao động do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập gồm các thành phần:

  • Ít nhất là 07 người bao gồm: 01 thành viên là chủ tịch Hội đồng do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 03 thành viên do Công đoàn cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 03 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
  • Ít nhất là 10 người bao gồm: tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 05 thành viên do Công đoàn cấp tỉnh đề cử.
  • Ít nhất là 10 người bao gồm: tối thiểu 04 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 03 thành viên do Công đoàn cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 03 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
  • Ít nhất là 15 người bao gồm: tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 05 thành viên do Công đoàn cấp tỉnh đề cử; tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cá nhân, cơ quan nào sau đây có thẩm quyền hoãn, ngừng đình công?

  • Giám đốc Sở lao động thương binh xã hội.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội.
  • Chủ tịch UBND cấp huyện.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ không giới hạn về số giờ làm thêm mà người lao động không được từ chối trong trường hợp:

  • Thực hiện lệnh huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định.
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người trong phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm.
  • Thực hiện các công việc việc nhằm bảo vệ tài sản trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai.
  • Sản xuất cung cấp điện.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi vi phạm có liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động là

  • 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm
  • 24 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm
  • 12 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm
  • 03 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nơi nào sau đây ĐƯỢC đình công?

  • Tổng công ty hạ tầng mạng thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
  • Công ty cổ phần viễn thông FPT
  • Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc
  • Liên doanh Việt – Nga Vietsopetro
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây KHÔNG thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động:

  • Quan hệ về việc làm
  • Quan hệ quản lý nhà nước về lao động
  • Quan hệ giữa người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
  • Quan hệ giữa cổ đông của công ty cổ phần với công ty cổ phần
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc nào sau đây không phải nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật lao động:

  • Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • Nguyên tắc tôn trọng quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền đình công của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nguyên tắc tôn trọng quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại là:

  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế của người lao động.
  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và và tài sản của người lao động.
  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
  • Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình của người lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây hợp đồng lao động KHÔNG bị vô hiệu toàn bộ:

  • Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm
  • Các bên vi phạm về hình thức hợp đồng lao động
  • Các bên giao kết vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật lao động 2019.
  • Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quan hệ xã hội nào sau đây KHÔNG thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động:

  • Quan hệ về dạy nghề
  • Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động
  • Quan hệ giữa thành viên hợp tác xã với hợp tác xã
  • Quan hệ về bảo hiểm xã hội
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tranh chấp nào sau đây là tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân?

  • Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
  • Tranh chấp về cấp dưỡng
  • Tranh chấp về quyền công đoàn
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?

  • Ít nhất 60 phút liên tục
  • Ít nhất 30 phút liên tục.
  • Ít nhất 45 phút liên tục.
  • Từ 30 đến 45 phút liên tục.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp là:

  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên thỏa thuận, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên là 03 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên là 05 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên thỏa thuận nhưng không quá 05 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động 2019 bao gồm:

  • Người lao động Việt Nam; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động; người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật; Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
  • Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Luật lao động Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động nào trong những quan hệ lao động sau đây:

  • Quan hệ lao động giữa công chức được tuyển dụng với tổ chức chính trị xã hội
  • Quan hệ lao động giữa viên chức với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc.
  • Quan hệ học nghề giữa người học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động với người sử dụng lao động qua hợp đồng đào tạo.
  • Tất cả các quan hệ lao động ở đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người lao động KHÔNG có quyền nào sau đây trong giải quyết tranh chấp lao động ?

  • Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết.
  • Hành động đơn phương chống lại bên kia.
  • Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nội dung nào sau đây về công tác bảo hộ lao động bắt buộc phải có trong Hợp đồng lao động?

  • Công việc có nguy cơ mất an toàn lao động.
  • Trách nhiệm chi trả tiền viện phí cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động.
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
  • Cả 3 đáp án trên.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Khi xử lý kỷ luật lao động, hành vi nào sau đây bị cấm thực hiện?

  • Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
  • Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc pháp luậy lao động không có quy định.
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Khi xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải xây dựng nội dung chủ yếu nào?

  • Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
  • Trang thiết bị phục vụ ứng cứu.
  • Cả 3 nội dung trên.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tiêu chuẩn nào sau đây không phải tiêu chuẩn của Hòa giải viên lao động?

  • Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Không thuộc diện đang truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Tốt nhiệp cử nhân luật
  • Có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nội quy lao động có hiệu lực từ thời điểm nào?

  • Có hiệu lực sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động
  • Có hiệu lực sau thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động
  • Có hiệu lực sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động
  • Có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

  • Người lao động không được trợ cấp thôi việc.
  • Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
  • Tất cả phương án A, B, C đều đúng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động:

  • Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc.
  • Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ vệc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại hợp đồng nào ?

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ, Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, Hợp đồng trên 5 năm
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 48 tháng, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng.
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:

  • Thanh tra lao động
  • Sở Lao động thương binh xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
  • Tòa án nhân dân
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Khi sử dụng người lao động từ 13 đến dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động phải thực hiện điều kiện sau:

  • Chỉ được sử dụng làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Lao động thương binh xã hội ban hành.
  • Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đó và người đại diện theo pháp luật của người đó.
  • Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người đó.
  • Cả 3 phương án A, B, C.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp nào sau đây hợp đồng lao động KHÔNG bị vô hiệu toàn bộ:

  • Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm
  • Các bên vi phạm về hình thức hợp đồng lao động
  • Các bên giao kết vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật lao động 2019.
  • Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và trả tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc.
  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết, phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm 1 khoản tiền ít nhất bằng 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết, phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm 1 khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI - Khi sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động phải thực hiện điều kiện sau:

  • Thời giờ làm việc không được quá 04 giờ trong 01 ngày, 20 giờ trong 01 tuần.
  • Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi
  • Chỉ được làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Lao động thương binh xã hội ban hành.
  • Chỉ được sử dụng người lao động làm việc ở công trường xây dựng nếu được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động thực hiên nghĩa vụ quân sự.
  • Cả A, B, C đều đúng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hợp đồng lao động xác định thời hạn kết thúc nhưng hai bên không giao kết hợp đồng mới và người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì:

  • Hợp đồng lao động được coi là đã chấm dứt và người lao động sẽ không được bảo vệ quyền lợi.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng.
  • Hợp đồng lao động đã giao kết đương nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Cho thuê lại lao động là gì?

  • Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho doanh nghiệp khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp về thời gian sử dụng lao động.
  • Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động
  • Cho thuê lại lao động là việc người lao động được doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động giới thiệu làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn còn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
  • Cho thuê lại lao động là việc người lao động được doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động giới thiệu làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và không còn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Điều kiện để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là:

  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định pháp luật và phải báo trước cho Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở biết trong thời hạn 30 ngày.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trong thời hạn 30 ngày.
  • Không cần phải có căn cứ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động với thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không cần báo trước.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trong thời hạn 45 ngày.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tìm đáp án chính xác nhất trong các phương án sau về khái niệm hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương và quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động về việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
  • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  • Hợp đồng lao động là sự xác lập quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc và chế độ bảo hiểm xã hội.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp vì lý do kinh tế, người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm và cho người lao động thôi việc thì phải thực hiện điều kiện, thủ tục sau:

  • Phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động
  • Phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động theo quy định
  • Phải xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào KHÔNG PHẢI đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo.
  • Người lao động bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Cả A, B, C đều đúng
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Ngành nghề nào sau đây KHÔNG phải là ngành nghề được thuê lại lao động?

  • Xử lý các vấn đề tài chính, thuế
  • Lập trình hệ thống máy sản xuất
  • Lái xe
  • Lái tàu biển
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Công việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gồm:

  • Phá dỡ các công trình xây dựng.
  • Đánh bắt thủy, hải sản xa bờ.
  • Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và chất gây nghiện khác.
  • Công nghệ thông tin.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ, người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm và cho người lao động thôi việc thì phải thực hiện điều kiện, thủ tục sau:

  • Thuộc các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định pháp luật.
  • Thay đổi cơ cấu công nghệ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người và đã xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động
  • Phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động
  • Cả 3 đáp án A, B, C
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động là:

  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải được sự đồng ý của Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người lao động với thời hạn theo quy định.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải thông báo với Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Phải thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật và phải báo trước cho người lao động trong thời hạn 30 ngày.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Phương án nào KHÔNG phải là nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo (nếu có) cho người sử dụng lao động theo quy định.
  • Không được trả trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn bao nhiêu lâu?

  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 02 năm.
  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn 01 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Yêu cầu người lao động ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng.
  • Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể
  • Gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp là:

  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên thỏa thuận, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên là 03 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên là 05 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
  • Số lượng người tham gia thương lượng của mỗi bên do các bên thỏa thuận nhưng không quá 05 người, thành phần tham gia thương lượng của mỗi bên do bên đó quyết định.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc Cơ quan nào?

  • Tòa án nhân dân và Thanh tra lao động.
  • Tòa án nhân dân
  • Thanh tra lao động.
  • Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Trường hợp nào được xác định là thương lượng tập thể không thành?

  • Một bên từ chối thương lượng
  • Hết thời hạn quy định mà các bên không đạt được thỏa thuận
  • Chưa hết thời hạn thương lượng nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
  • Tòa án nhân dân tuyên bố thương lượng không thành
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động để ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thuộc chủ thể nào?

  • Tổ chức công đoàn cơ sở.
  • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ cở.
  • Tổ chức đại diện người lao động cơ sở đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp và là tổ chức có nhiều thành viên nhất trong doanh nghiệp.
  • Tổ chức công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thỏa ước lao động tập thể gồm những hình thức nào?

  • Thỏa ước lao động tập thể bộ phận doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, Thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác.
  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, Thỏa ước lao động tập thể ngành, Thỏa ước lao động tập thể liên ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác do chính phủ quy định.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

  • Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và doanh nghiệp về các vấn đề lao động mới mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
  • Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa đại diện tập thể lao động và đại diện người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
  • Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
  • Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động trong trong doanh nghiệp và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mới mà hai bên đã thương lượng được.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Chọn phương án SAI. Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:

  • Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thưởng của người sử dụng lao động)
  • Được sử dụng thời gian làm việc theo quy định để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thời hạn người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh là bao nhiêu ngày kể từ ngày ký kết?

  • 07 ngày.
  • 05 ngày
  • 03 ngày
  • 10 ngày .
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đến cơ quan nào sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết?

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Chủ tịch UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Phòng Lao động thương binh và xã hội thuộc UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Ngày có hiệu lực của Thỏa ước lao động tập thể được quy định từ thời điểm nào?

  • Do các bên thỏa thuận và ghi trong thoả ước, trường hợp các bên không thỏa thuận thì thoả ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
  • Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể là 03 ngày kể từ ngày các bên ký kết.
  • Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể là 05 ngày kể từ ngày các bên ký kết.
  • Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể là ngày thỏa ước lao động tập thể đã được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc các trường hợp là:

  • Có toàn bộ nội dung trái pháp luật; Người ký kết không đúng thẩm quyền.
  • Có toàn bộ nội dung trái pháp luật; Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể
  • Có toàn bộ nội dung trái pháp luật; Người ký kết không đúng thẩm quyền; Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
  • Có toàn bộ nội dung trái pháp luật; Người ký kết không đúng thẩm quyền; Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể; Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Doanh nghiệp có thể gia nhập thỏa ước lao động tập thể ngành trong trường hợp:

  • Có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động là thành viên của thỏa ước lao động tập thể ngành.
  • Có sự đồng thuận của tất cả tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước.
  • Có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước.
  • Có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:

  • Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên cơ sở
  • Công đoàn cơ sở và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
  • Công đoàn các cấp
  • Công đoàn các cấp và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
[Liên hệ để xem toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết]

Lê Phương Khanh

5.0
Tài liệu đầy đủ và trình bày rõ dàng hơn các bên khác. Các bạn cũng hỗ trợ nhiệt tình nữa, mình mua combo 3 khóa còn được giảm giá nữa. Sẽ ủng hộ các bạn dài dài.
Đánh giá này hữu ích?

Trần Hoàng Lục

5.0
Đã mua 5 lần và đều được hỗ trợ nhiệt tình, chất lượng khóa học và tài liệu rất tốt.
Đánh giá này hữu ích?

Nguyễn Thị Thu Thủy

5.0
Nguồn tài liệu phong phú và độ chính xác tuyệt đối.
Đánh giá này hữu ích?

Rich Phương Hoàng

5.0
Giá rẻ nhưng chất lượng vượt trội, mình đã chốt mua luôn combo 120 khóa bổ trợ sau khi dùng thử.
Đánh giá này hữu ích?
219 câu hỏi

Liên hệ với chúng tôi để nhận toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết!

Liên hệ

Sẵn sàng sử dụng tài liệu học tập chất lượng cao?

Liên hệ với chúng tôi ngay để được truy cập vào kho tài liệu/ khóa học hỗ trợ học tập đồ sộ, được tổng hợp và biên tập bởi đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao.