Ngày 20/05, một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua 1 dây truyền sản xuất, giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 500 triệu. Chi phí lắp đặt đã bao gồm thuế GTGT 10%, đã chi bằng chuyển khoản là 22 triệu. Doanh nghiệp dự kiến thời gian sử dụng là 10 năm. Mức khấu hao trong tháng 5 của TSCĐ là:
- 0,139785 triệu.
- 5,2 triệu.
- 1,67742 triệu.
- 4,33333 triệu.
Nguyên giá TSCĐ tăng khi mua là:
- giá mua chưa thuế GTGT ghi trên hóa đơn.
- tổng số tiền thực tế phải trả cho người bán.
- tổng số tiền phải trả cho người bán sau khi trừ các khoản giảm trừ.
- phụ thuộc vào mục đích sử dụng, phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp.
Tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ” có số dư:
- cả bên Nợ và bên Có.
- bên Nợ với số tiền âm.
- bên Có.
- bên Nợ với số tiền dương.
Phế liệu nhập kho thu hồi từ thanh lý TSCĐ được ghi nhận:
- Nợ TK 152/Có TK 214.
- Nợ TK 152/Có TK 711.
- Nợ TK 152/Có TK 811.
- Nợ TK 152/Có TK 211.
Khi nhận vốn góp liên doanh bằng vật liệu kế toán ghi sổ
- Nợ TK Nguyên vật liệu/ Có TK Vốn góp liên doanh
- Nợ TK Nguyên vật liệu/ Có TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Nợ TK Nguyên vật liệu/ Có TK Phải trả khác.
- Nợ TK Vốn đầu tư củachủ sở hữu/ Có TK Nguyên vật liệu
Giá trị nguyên vật liệu đã mua xuất kho trả lại cho người bán theo phương pháp nhập trước xuất trước được tính theo giá
- Giá theo phương pháp tính giá xuất mà doanh nghiệp đang áp dụng
- Giá thị trường của nguyên vật liệu cùng loại ở thời điểm trả lại
- Giá đơn vị bình quân cuối kỳ
- Giá mà doanh nghiệp mua của người bán trước đây
Chiết khấu thanh toán được hưởng khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu được tính vào
- Doanh thu tài chính
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Giảm giá mua của vật liệu
- Giá gốc nguyên vật liệu mua vào
Xuất kho công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ một lần của bộ phận bán hàng thì chi phí sản xuất sẽ được tính vào
- Chi phí phải trả
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí trả trước
- Chi phí bán hàng
Tỷ lệ tính trên tiền lương để trích lập quỹ BHTN theo quy định hiện hành là
- 2.5%
- 2%
- 1%
- 3%
Chênh lệch giữa chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ so với chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ tăng, chi phí sản xuất không thay đổi thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ:
- Giảm đi
- Tăng thêm
- Không thay đổi
- Không xác định được ảnh hưởng
Tại 1DN có tiền lương phải trả công nhân sản xuất trong tháng là 100.000.000đ và tiền ăn ca phải trả công nhân sản xuất là 20.000.000đ. Số tiền BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định trừ vào lương của người lao động, kế toán sẽ ghi:
- Nợ TK 338/Có TK 334 : 12.600.000
- Nợ TK 622/ Có TK 338 : 24.000.000
- Nợ TK 334/Có TK 338 : 28.800.000
- Nợ TK 334/ Có TK338 : 10.500.000
Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành:
- Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ
- Giá thành sản xuất và giá thành định mức
- Giá thành kế hoạch và giá thành tiêu thụ
- Giá thành sản xuất và giá thành thực tế
Giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho 885.000.000đ, kế toán ghi
- Nợ TK 154/ Có TK 155: 885.000.000
- Nợ TK 632/ Có TK 154: 885.000.000
- Nợ TK 155/ Có TK 154: 885.000.000
- Nợ TK 155/ Có TK 632: 885.000.000
Tập hợp chi phí kinh doanh trong kỳ của Công ty B như sau (đơn vị 1000đ): CPNVLTT là 500.000, CPNCTT là 220.000, CPSXC là 115.000, CPQLDN là 150.000. Cuối kỳ bộ phận sản xuất bàn giao một lô sản phẩm hoàn thành, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ là 30.000. Giá thành sản xuất của lô sản phẩm này sẽ là:
- 805.000
- 865.000
- 985.000
- 955.000
Doanh thu bán hàng là:
- Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà DN đã hoặc sẽ thu được, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng VCSH.
- Là giá thực tế của lượng hàng hóa, sản phẩm xuất kho tiêu thụ.
- Số tiền thu được khi bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Là số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng.
Chiết khấu thương mại mà DN chấp nhận cho khách hàng hưởng là:
- Khoản tiền thưởng cho khách hàng do khách hàng thanh toán sớm.
- Phụ thuộc vào phương thức bán hàng của doanh nghiệp.
- Làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.
- Chi phí bán hàng của doanh nghiệp.
Các khoản giảm trừ doanh thu khi phát sinh được tập hợp:
- Vào bên Nợ của TK 641
- Vào bên Có của TK 111
- Vào bên Nợ của TK 511
- Vào bên Nợ của TK giảm trừ doanh thu tương ứng
Khi tiêu thụ sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng là:
- Giá bán của sản phẩm đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Giá xuất kho của sản phẩm.
- Giá bán của sản phẩm trừ thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Giá theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mua TSCĐ đã nhận bàn giao, thanh toán trừ vào số tiền trả trước cho người bán bằng tiền vay dài hạn từ kỳ trước. Nghiệp vụ trên thuộc quan hệ đối ứng:
- nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm.
- tài sản giảm – nguồn vốn giảm.
- tài sản tăng – tài sản giảm.
- tài sản tăng – nguồn vốn tăng.
Một dây truyền sản xuất có giá mua trên hóa đơn đã bao gồm thuế GTGT 10% là 726 triệu, thời gian sử dụng 6 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Giá trị phụ tùng thay thế là 60 triệu. Hãy tính mức khấu hao trong 1 năm, biết DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- 120 triệu
- 110 triệu
- 130 triệu
- 100 triệu
TSCĐ phân loại theo quyền sở hữu bao gồm:
- TSCĐ tăng do nhận vốn góp, do biếu tặng, do mua…
- TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- TSCĐ tự có và TSCĐ đi thuê.
- TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
Trích khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm được ghi nhận:
- Nợ TK 214/Có TK 627.
- Nợ TK 632/Có TK 214.
- Nợ TK 621/Có TK 214.
- Nợ TK 627/Có TK 214.
Giá trị NVL tồn cuối kỳ khi tính giá NVL xuất theo phương pháp nhập trước- xuất trước là giá:
- Giá đơn vị bình quân cuối kỳ
- Giá của những lần nhập đầu tiên trong kỳ.
- Giá của những lần nhập cuối cùng trong kỳ
- Giá đơn vị đích danh
Khi tính giá xuất kho vật liệu, phải dùng một phương pháp duy nhất trong suốt một niên độ kế toán là yêu cầu của nguyên tắc nào
- Nguyên tắc thận trọng
- Nguyên tắc giá gốc.
- Nguyên tắc phù hợp
- Nguyên tắc nhất quán
Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng phân bổ nhiều lần sẽ
- Không làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau.
- Làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán hiện hành
- Làm giảm doanh thu của kỳ kế toán hiện hành.
- Làm ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều kỳ kế toán
Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương thức khấu trừ mua nguyên vật liệu nhập kho đã trả bằng tiền mặt bao gồm cả thuế GTGT 10% là 55.000.000. doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán 2% bằng tiền mặt. Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền gửi ngân hàng bao gồm cả thuế 10% bằng tiền gửi ngân hàng là 2.200.000. Giá gốc nguyên vật liệu nhập kho được ghi nhận là
- 57.200.000
- 51.000.000
- 57.000.000
- 52.000.000
Công cụ dụng cụ đi đường tháng trước về tới doanh nghiệp thuộc loại phân bổ một lần, xuất dùng trực tiếp cho phân xưởng sản xuất được định khoản
- Nợ TK 142 Có TK 153
- Nợ TK 627 Có TK 153
- Nợ TK 627 Có TK 151
- Nợ TK 621 Có TK 153
Khi doanh nghiệp trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo quy định, doanh nghiệp thực hiện bút toán:
- Nợ TK 338/ Có các TK chi phí
- Nợ TK 334/ Có các TK chi phí
- Nợ các TK chi phí/ Có TK 338
- Nợ các TK chi phí/ Có TK 334
Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho, được kế toán ghi vào bên Nợ:
- TK 156
- TK 154
- TK 155
- TK 157
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
- Tổng giá trị nguyên vật liệu đã xuất dùng trong kỳ.
- Tổng giá trị nguyên vật liệu đã xuất dùng trong kỳ cho phân xưởng sản xuất.
- Tổng giá trị nguyên vật liệu đã xuất dùng trong kỳ cho chế tạo sản phẩm.
- Tổng giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ cho chế tạo sản phẩm.
Một doanh nghiệp sản xuất hiện đang xác định tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 40% và đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Nếu tỷ lệ trên tăng gấp đôi, các số liệu khác không thay đổi thì giá trị sản phẩm dở dang sẽ:
- Không thay đổi
- Tăng gấp đôi
- Tăng 40%
- Tăng 80%
Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng ước tính tương đương, giá trị sản phẩm dở dang bao gồm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu chính
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của:
- Toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong kỳ có liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm.
- Toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong kỳ.
- Toàn bộ các khoản chi tiêu trong kỳ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong kỳ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ tăng 30.000.000đ và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng tăng 30.000.000đ, giá thành sản phẩm sẽ:
- Giảm 30.000.000đ
- Tăng 30.000.000đ
- Tăng 60.000.000đ
- Không thay đổi
Giá vốn hàng bán dùng để xác định kết quả được tính bằng công thức:
- Giá vốn hàng bán trong kỳ + Giá vốn hàng gửi bán.
- Giá vốn hàng bán trong kỳ – Giá vốn hàng bán và gửi bán bị trả lại.
- Giá vốn hàng bán trong kỳ – Giá vốn hàng bán bị trả lại.
- Giá vốn hàng bán trong kỳ + Giá vốn hàng bán bị trả lại.
Khi đơn vị xuất sản phẩm từ bộ phận sản xuất bán cho khách hàng và đã được khách hàng chấp nhận thanh toán thì trị giá của số sản phẩm này được kế toán ghi vào bên:
- Có TK 154
- Có TK 155
- Có TK 511
- Có TK 632
Việc ghi nhận doanh thu và các khoản giảm doanh thu:
- Phải được sự chấp thuận của cơ quan thuế quản lý DN.
- Không phụ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho của DN.
- Phải ghi trong cùng 1 kỳ kế toán
- Được thực hiện trên cùng một tài khoản là TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khi tiêu thụ sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế đặc biệt, doanh thu bán hàng là:
- Giá xuất kho của sản phẩm.
- Giá bán của sản phẩm trừ đi phần thuế TTĐB.
- Giá bán chưa có thuế GTGT đầu ra nếu DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ và thuế TTĐB.
- Giá bán của sản phẩm đã bao gồm thuế TTĐB.
Xuất thành phẩm từ phân xưởng sản xuất mang đi gửi bán được kế toán định khoản:
- Nợ TK 157/ Có TK 155
- Nợ TK 157/ Có TK 154
- Nợ TK 632/ Có TK 154
- Nợ TK 155/ Có TK 154
Khi đơn vị bán hàng trả góp, doanh thu bán hàng được ghi nhận gồm:
- Giá hóa đơn chưa bao gồm lãi trả góp.
- Giá thanh toán trên hợp đồng bán hàng trả góp.
- Giá hóa đơn đã bao gồm lãi trả góp được hưởng.
- Giá vốn + lãi trả góp.
Nguyên giá TSCĐ tăng do nhận vốn góp liên doanh là:
- giá trị do hội đồng định giá xác định.
- giá trị thỏa thuận giữa các bên hoặc giá trị do hội đồng định giá xác định.
- giá trị thỏa thuận giữa các bên.
- giá trị thị trường.
Ngày 20/05, một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua 1 dây truyền sản xuất, giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 500 triệu. Chi phí lắp đặt đã bao gồm thuế GTGT 10%, đã chi bằng chuyển khoản là 22 triệu. Doanh nghiệp dự kiến thời gian sử dụng là 10 năm. Mức khấu hao trong tháng 6 của TSCĐ là:
- 0,139785 triệu.
- 1,67742 triệu.
- 5,2 triệu.
- 4,33333 triệu.
Nghiệp vụ mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán
- Ghi Nợ TK Nguyên vật liệu, Có TK Phải trả người bán
- Ghi Nợ TK Phải trả người bán, Có TK Nguyên vật liệu
- Ghi Nợ TK Phải trả người bán, Có TK Tiền mặt
- Ghi Nợ TK Hàng hóa, Có TK Phải trả người bán
Khi mua vật liệu theo hình thức nhập khẩu, thuế nhập khẩu được tính vào
- Phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ kế toán
- Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Giá vốn hàng bán
- Giá gốc vật liệu nhập kho
Thuế GTGT của vật liệu nhập khẩu
- Không được khấu trừ
- Không được hoàn lại
- Có được khấu trừ hay không còn tùy thuộc vào vật liệu đó sử dụng cho mục đích gì và phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp
- Được khấu trừ
Hao hụt tự nhiên trong quá trình thu mua vật liệu sẽ làm ảnh hưởng đến
- Đơn giá vật liệu nhập kho
- Số tiền thanh toán với người bán
- Tổng giá trị vật liệu nhập kho
- Giá trị hàng tồn kho trên báo cáo kế toán
Khi doanh nghiệp tính khoản BHXH phải trả thay lương cho CNV khi bị ốm đau, thai sản, doanh nghiệp thực hiện bút toán:
- Nợ TK 334/ Có TK 338
- Nợ TK 141/ CóTK 334
- Nợ TK 334/ Có TK 141
- Nợ TK 338/ Có TK 334
BHXH do doanh nghiệp nộp cho người lao động được :
- Khấu trừ vào tiền thưởng
- Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Khấu trừ vào tiền lương
- Tính vào chi phí khác
Tỷ lệ tính trên tiền lương để trích lập quỹ BHXH theo quy định hiện hành là :
- 22%
- 24%
- 20%
- 25.5%
Một doanh nghiệp sản xuất hiện đang xác định tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 40% và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương. Nếu tỷ lệ trên tăng gấp đôi, các số liệu khác không thay đổi thì:
- Giá trị sản phẩm dở dang tăng 40%
- Giá trị sản phẩm dở dang sẽ tăng gấp đôi
- Giá thành sản phẩm giảm đi
- Giá thành sản phẩm giảm 40%
Phế liệu thu hồi từ sản xuất nhập kho theo giá đánh giá 4.500.000đ, kế toán ghi:
- Nợ TK 152/ Có TK 154: 4.500.000
- Nợ TK 153/ Có TK 711: 4.500.000
- Nợ TK 155/ Có TK 154: 4.500.000
- Nợ TK 152/ Có TK 711: 4.500.000
Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất được tính vào:
- Chi phí khác
- Chi phí bán hàng
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Khi kết chuyển chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:
- Nợ TK 154/ Có TK 627
- Nợ TK 632/ Có TK 627
- Nợ TK 911/ Có TK 627
- Nợ TK 627/ Có TK 642
Khi doanh nghiệp nhập lại kho số thành phẩm gửi bán trước đây, kế toán ghi vào bên:
- Nợ TK 511
- Có TK 632
- Nợ TK 155
- Có TK 111
Tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp bán trực tiếp nghĩa là:
- DN xuất sản phẩm giao cho khách
- Khách hàng thanh toán tiền do DN trực tiếp bằng tiền mặt.
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
- DN được ghi nhận doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán ngay tại kỳ bán hàng.
Khi bán sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tổng giá thanh toán ghi trên hóa đơn được ghi trên tài khoản:
- TK 131 hoặc TK 111, TK 112
- TK 632
- TK 511
- TK 521
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kì kế toán, phát sinh từ:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.
- Hoạt động thanh lí TSCĐ.
- Hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết.
- Hoạt động đầu tư tài chính.
Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN thì:
- Kế toán hạch toán vào chi phí quản lí DN.
- Kế toán hạch toán vào chi phí khác.
- Kế toán hạch toán vào chi phí của bộ phận sử dụng sản phẩm.
- Kế toán không phải phản ánh doanh thu bán hàng.
Chi phí vận chuyển số thành phẩm đã bán bị trả lại về nhập kho DN theo hình thức thuê ngoài được ghi nhận:
- Vào chi phí quản lý doanh nghiệp
- Vào giá trị thành phẩm đã bán bị trả lại.
- Vào chiết khấu bán hàng
- Vào chi phí bán hàng
Nguyên giá TSCĐ được theo dõi trên tài khoản:
- TK 213.
- TK 211 và TK 213.
- TK 211.
- TK 214.
Khi hết thời gian khấu hao TSCĐ theo dự kiến, doanh nghiệp:
- lập tức ghi giảm giá trị TSCĐ.
- vẫn tiếp tục trích khấu hao TSCĐ vì TSCĐ chưa hỏng.
- lập tức làm thủ tục thanh lý tài sản đó.
- không tiếp tục trích khấu hao TSCĐ vì TSCĐ đã khấu hao hết, nhưng vẫn quản lý, sử dụng tài sản đó.
Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện:
- kiểm kê.
- đánh giá lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- không bao giờ thay đổi.
- sửa chữa lớn.
Công cụ dụng cụ phân bổ một lần trong kỳ sử dụng cho sản xuất được hạch toán
- Nợ TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nợ TK Chi phí sản xuất chung
- Nợ TK công cụ dụng cụ
- Nợ TK Giá thành sản xuất
Chi phí vận chuyển khi mua NVL được
- Ghi tăng giá trị nguyên vật liệu
- Ghi tăng chi phí khác
- Ghi tăng chi phí tài chính
- Ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 152 dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm giá thực tế nguyên vật liệu của doanh nghiệp
- Tại nơi sản xuất
- Tại kho
- Tại kho và nơi sản xuất
- Thu mua trong kỳ
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, doanh nghiệp thực hiện bút toán:
- Nợ 335/ Có các TK 622, 623
- Nợ 334/ Có các TK 622, 623
- Nợ các TK 622, 623/ Có 335
- Nợ các TK 622, 623/ Có 334
Khi tính số trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất , kế toán doanh nghiệp sẽ ghi :
- Nợ TK 338 / Có TK 622
- Nợ TK 622 / Có TK 335
- Nợ TK 622 / Có TK 338
- Nợ TK 335 / Có TK 622
Tiền lương nghỉ phép phải trả người lao động được tính vào:
- Chi phí khác
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Giá vốn hàng bán trong kỳ
- Chi phí sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ tính trên tiền lương để trích lập quỹ KPCĐ theo quy định hiện hành là :
- 2%
- 1.5%
- 3%
- 1%
Giá trị vật liệu xuất dùng cho chế tạo sản phẩm sử dụng không hết nhập lại kho được ghi:
- Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Giảm chi phí sản xuất chung
Số dư cuối kì của TK 154 phản ánh:
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kì của doanh nghiệp
- Giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
- Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
- Chi phí sản phẩm dở dang cuối kì của doanh nghiệp
Giá thành sản xuất của sản phẩm không bao gồm chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí bán hàng
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí tiền lương công nhân sản xuất
Tiền ăn giữa ca của công nhân sản xuất sản phẩm được tính vào:
- Quỹ phúc lợi
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Khi đơn vị xuất kho sản phẩm chuyển cho khách hàng chờ chấp nhận thanh toán, kế toán ghi:
- NNợ TK 157/ Có TK 155
- Nợ TK 131/ Có TK 155
- NNợ TK 131/ Có TK 511
- NNợ TK 632/ Có TK 155
Khi phát sinh chiết khấu thanh toán mà DN phải trả cho khách hàng, kế toán sẽ:
- Ghi Nợ TK 635.
- Ghi Nợ TK 521.
- Ghi Nợ TK 511.
- Ghi Nợ TK 641.
Sự khác nhau giữa giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại ở điểm:
- Kết quả kinh doanh của DN.
- Luồng hiện vật.
- Luồng tiền tệ.
- Số thuế GTGT mà DN phải nộp.
Khi xuất sản phẩm giao cho đại lý, nhờ đại lý bán hộ, kế toán ghi:
- Không định khoản vì hàng gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của DN.
- Tăng khoản phải thu từ đại lý.
- Tăng giá trị hàng gửi bán.
- Ghi vào TK ngoài bảng cân đối kế toán.
Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê cuối kỳ phát hiện thiếu 1 thiết bị sản xuất, chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý, kế toán ghi:
- Nợ TK 138/Có TK 211.
- Nợ TK 214, Nợ TK 138/Có TK 211.
- Nợ TK 214, Nợ TK 811/Có TK 211.
- Nợ TK 811/Có TK 211.
Một TSCĐ có nguyên giá 100 triệu, thời gian sử dụng 5 năm bắt đầu từ năm N. Biết TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, hết năm (N+2), giá trị còn lại của TSCĐ là:
- 60 triệu.
- 40 triệu.
- 100 triệu.
- bằng 0.
Định khoản Nợ TK 211/Có TK 711 có nội dung kinh tế là:
- TSCĐ tăng do nhận lại vốn đã góp trước đây.
- TSCĐ tăng do nhận vốn góp liên doanh.
- TSCĐ tăng do nhận biếu tặng, viện trợ.
- TSCĐ tăng do phát hiện thừa, chưa rõ nguyên nhân.
Nhượng bán 1 TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm được ghi nhận:
- Nợ TK 632,Nợ TK 214/Có TK 211.
- Nợ TK 627, Nợ TK 214/Có TK 211.
- Nợ TK 411, Nợ TK 214/Có TK 211.
- Nợ TK 811, Nợ TK 214/Có TK 211.
Nhiên liệu trong kỳ sử dụng cho sản xuất sản phẩm được hạch toán
- Nợ TK Chi phí sản xuất chung
- Nợ TK Giá thành sản xuất
- Nợ TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nợ TK Nguyên vật liệu
Doanh nghiệp xuất kho nguyên vật liệu thuê gia công được kế toán định khoản
- Nợ TK Chi phí SK dở dang/ Có TK Nguyên vật liệu
- Nợ TK Chi phí sản xuất chung/ Có TK Nguyên vật liệu
- Nợ TK Nguyên vật liệu/ Có TK Chi phí sản xuất chung
- Nợ TK Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp/ Có TK Nguyên vật liệu
Doanh nghiệp báo hỏng một số dụng cụ, trị giá vốn thực tế xuất kho là 24.000.000 đ, phân bổ 12 tháng đã phân bổ được 11 tháng, phế liệu thu hồi là 500.000 đ. Gía trị công cụ dụng cụ lần cuối khi báo hỏng là
- 2.000.000 đ
- 1.000.000 đ
- 1.500.000 đ
- 500.000 đ
Chi phí liên quan đến thuê ngoài gia công chế biến vật liệu được kế toán tập hợp trực tiếp vào bên Nợ
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- TK Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, gia công
- TK Chi phí NVL trực tiếp
Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập là phương pháp
- Căn cứ vào giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ xác định giá bình quân NVL trong kỳ
- Sau mỗi lần nhập doanh nghiệp xác định lại giá đơn vị bình quân
- Xác định giá đơn vị bình quân căn cứ vào giá thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước.
- Sử dụng giá hạch toán để sử dụng
Số tiền bớt giá được hưởng khi mua vật liệu làm ảnh hưởng tới
- Giá gốc nguyên vật liệu mua vào
- Giảm giá mua của vật liệu
- Chi phí tài chính
- Doanh thu tài chính
Chi phí vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm trong kỳ được tính vào:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Khoản chi phí nào sau đây thuộc chi phí sản xuất sản phẩm:
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân viên bán hàng
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nhận được nguyên vật liệu đã mua tháng trước và chuyển thẳng cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi:
- Nợ TK 151 và Có TK 152
- Nợ TK 621 và Có TK 152
- Nợ TK 152 và Có TK 151
- Nợ TK 621 và Có TK 151
Chênh lệch giữa chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ so với chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giảm, chi phí sản xuất không thay đổi thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ:
- Không thay đổi
- Giảm đi
- Tăng thêm
- Không xác định được ảnh hưởng
Công ty B sản xuất 2 loại sản phẩm A1 và A2.Tổng chi phí sản xuất 2 loại sản phẩm trong kỳ là 950.000.000đ. Cuối kỳ thu được 1000SP A1 và 500SP A2, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ và giá thành đơn vị kế hoạch của SP A1 và A2 lần lượt là 600.000đ/SPA1 và 800.000đ/SPA2 thì giá thành thực tế đơn vị sản phẩm A1 và A2 sẽ là:
- 1.357.143đ và 678.570đ
- 760.000đ và 570.000đ
- 678.570đ và 1.357.143đ
- 570.000đ và 760.000đ
Chênh lệch giữa chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ so với chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tăng, chi phí sản xuất không thay đổi thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ:
- Giảm đi
- Không thay đổi
- Tăng thêm
- Không xác định được ảnh hưởng
Cuối kỳ, các khoản giảm trừ doanh thu sẽ:
- Có số dư bên Nợ trên các TK giảm doanh thu tương ứng.
- Được kết chuyển sang bên Nợ TK 511
- Được kết chuyển sang bên Có TK 511
- Được kết chuyển sang bên Nợ TK 911
Giá vốn của số hàng đã bán nhưng bị trả lại được DN nhập kho:
- Là giá vốn của chính số sản phẩm này khi xuất bán.
- Là giá bán của số hàng này trừ đi chi phí bán hàng.
- Là giá xuất kho của số sản phẩm cùng loại kỳ này.
- Là giá bán của số hàng này.
DN giảm giá cho khách hàng khi:
- Khách hàng thanh toán tiền hàng sớm.
- Khách hàng gặp khó khăn về tài chính.
- DN muốn khuếch trương bán hàng.
- Sản phẩm bị lỗi, kém phẩm chất.
Giá vốn hàng bán trùng với giá thành sản xuất khi phương pháp tính giá sản phẩm xuất kho là:
- Phương pháp nhập sau – xuất trước.
- Phương pháp nhập trước – xuất trước.
- Phương pháp giá thực tế đích danh.
- Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Giá vốn hàng bán trong kì:
- Là giá gốc của số sản phẩm tiêu thụ được trong kỳ
- Bao giờ cũng trùng khíp với giá thành sản xuất trong kì
- Bằng doanh thu bán hàng trong kỳ
- Bằng doanh thu bán hàng trừ đi chi phí bán hàng
TSCĐ tăng do nhận lại vốn liên doanh đã góp trước đây, định khoản:
- Nợ TK 211/Có TK 711.
- Nợ TK 211/Có TK 411.
- Nợ TK 211/Có TK 421.
- Nợ TK 211/Có TK 222.
Khi mua TSCĐ do chất lượng kém, không đúng thỏa thuận trên Hợp đồng, doanh nghiệp được hưởng giảm giá hàng mua. Khoản giảm trừ này sẽ làm:
- tăng thu nhập khác.
- giảm trừ nguyên giá TSCĐ.
- giảm trừ chi phí tài chính.
- giảm trừ chi phí thu mua.
Nguyên giá TSCĐ có giá trị:
- từ 30 triệu đồng trở lên.
- 20 triệu đồng.
- 40 triệu đồng.
- 10 triệu đồng.
Trên Bảng cân đối kế toán khoản mục “Hao mòn TSCĐ” thuộc về:
- vốn chủ sở hữu.
- tài sản dài hạn.
- tài sản ngắn hạn.
- nợ phải trả.
Khi dùng vật liệu, dụng cụ để góp vốn thành lập cơ sở liên doanh đồng kiểm soát, phần chênh lệch giá xuất kho < giá trị được liên doanh ghi nhận sẽ được hạch toán vào
- Ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ
- Giảm chi phí khác trong kỳ
- Tăng thu nhập khác trong kỳ
- Tăng chi phí khác trong kỳ
Chiết khấu thương mại được hưởng khi mua vật liệu làm ảnh hưởng tới
- Giá gốc nguyên vật liệu mua vào
- Doanh thu tài chính
- Giảm giá mua của vật liệu
- Chi phí tài chính
Chứng từ sử dụng trong hạch toán số lượng lao động là :
- Bảng chấm công
- Sổ danh sách lao động
- Tất cả các trường hợp trên.
- Quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển
Nếu tiền lương nghỉ phép trích trước lớn hơn tiền lương nghỉ phép thực tế thì số chênh lệch được
- Để chuyển kỳ sau
- Ghi giảm chi phí khác
- Ghi tăng thu nhập khác
- Ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh
TK 3383-Bảo hiểm xã hội là tài khoản có :
- Không có số dư
- Số dư bên Có
- Số dư bên Có và có thể có số dư bên Nợ
- Số dư bên Nợ
Để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng:
- TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
- TK 642 “Chi phí quản lý DN”
- TK 911 “Xác định kết quả KD”
- TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Chi phí bằng tiền khác cho phân xưởng sản xuất là 3.000.000đ, kế toán ghi:
- Nợ TK 811/ Có TK 111 : 3.000.000
- Nợ TK 627/ Có TK 811 : 3.000.000
- Nợ TK 627/ Có TK 111 : 3.000.000
- Nợ TK 642/ Có TK 111 : 3.000.000
Đơn giá tiền lương sản phẩm tăng sẽ làm cho:
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tăng
- Chưa xác định chắc chắn được
- Giá thành đơn vị sản xuất của sản phẩm tăng
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ giảm
Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành gửi thẳng đi bán, được kế toán ghi vào bên Nợ:
- TK 157
- TK 154
- TK 156
- TK 155
Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng được tính vào:
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí khác
- Chi phí sản xuất chung
Tài khoản 5212 có kết cấu:
- Tương tự như TK 511
- Tương tự như TK 632
- Ngược với kết cấu của TK 5213
- Tương tự như TK 5211
DN xuất kho một số thành phẩm để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ trong DN thuộc bộ phận quản lý DN được kế toán ghi:
- Nợ TK 154/ Có TK 155
- Nợ TK 642/ Có TK 155
- Nợ TK 642/ Có TK 155
- Nợ TK 632/ Có TK 155
Chiết khấu thanh toán là:
- Số tiền DN trả cho khách hàng do DN giao hàng chậm.
- Số tiền DN trả cho khách hàng do khách hàng thanh toán sớm.
- Số tiền DN trả cho khách hàng do DN bán hàng kém phẩm chất cho khách hàng.
- Số tiền DN trả cho khách hàng do khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
Khi tính giá trị thành phẩm xuất kho, kế toán cần xem xét:
- Phương thức bán hàng của DN.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của DN.
- Phương pháp tính giá xuất kho mà DN áp dụng.
- Phương pháp tính thuế GTGT của DN.
Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu được ghi nhận là:
- Giá bán chưa có thuế GTGT đầu ra và chưa có thuế TTĐB.
- Giá bán bao gồm cả thuế GTGT đầu ra.
- Giá bán chưa có thuế GTGT đầu ra.
- Tổng giá thanh toán ghi trên hóa đơn GTGT.
Thuế Tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu TSCĐ được tính vào:
- chi phí khác.
- chi phí sản xuất kinh doanh.
- chi phí tài chính.
- nguyên giá TSCĐ.
TSCĐ tăng do nhận biếu tặng, viện trợ thuộc quan hệ đối ứng:
- nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm.
- tài sản giảm – nguồn vốn giảm.
- tài sản tăng – tài sản giảm.
- tài sản tăng – nguồn vốn tăng.
Doanh nghiệp nhập khẩu một lô nguyên vật liệu giá 2.000 USD dùng đển sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương thức khấu trừ. Thuế nhập khẩu 4% tính trên giá nhập. Chi phí vận chuyển là 500.000đ. Tỷ giá tính giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu là 21.000đ/USD. Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho là
- 44.180.000
- 42.000.000
- 43.680.000
- 42.500.000
Khi mua vật liệu có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế này được tính vào
- Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ kế toán
- Giá gốc vật liệu nhập kho.
- Chi phí trả trước dài hạn
Phương pháp giá bình quân cả kỳ là phương pháp
- Sử dụng giá hạch toán để sử dụng
- Sau mỗi lần nhập doanh nghiệp xác định lại giá đơn vị bình quân
- Căn cứ vào giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ xác định giá bình quân NVL trong kỳ
- Xác định giá đơn vị bình quân căn cứ vào giá thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước.
Khi doanh nghiệp tạm ứng lương kỳ 1 cho người lao động thì số đã tạm ứng được:
- Ghi Nợ TK 141
- Ghi Nợ các tài khoản chi phí
- Ghi Nợ TK 142
- Ghi Nợ TK 334
Chứng từ sử dụng để theo dõi thời gian làm việc của công nhân viên trong doanh nghiệp là:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Sổ danh sách lao động
- Hệ số lương cấp bậc
Tiền lương chính của doanh nghiệp gồm :
- Tiền lương cấp bậc
- Tiền ăn ca
- Tiền thưởng thi đua
- Bảo hiểm xã hội
Tiền thưởng do sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm vật tư được ghi:
- Giảm quỹ khen thưởng phúc lợi
- Tăng giảm vốn hàng bán
- Tăng chi phí sản xuất kinh doanh
- Tăng chi phí khác
Một doanh nghiệp sản xuất hiện đang xác định tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 40% và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương. Nếu tỷ lệ trên tăng gấp đôi, các số liệu khác không thay đổi thì giá trị sản phẩm dở dang sẽ:
- Tăng 40%
- Tăng gấp đôi
- Tăng 80%
- Tăng thêm
Chi phí sản xuất chung là những chi phí
- Phát sinh liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp
- Phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp
- Phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp
Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, giá trị sản phẩm dở dang bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu chính
- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Tiền thuê hoạt động thiết bị sản xuất được tính vào:
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí tài chính
- Chi phí khác
Tập hợp chi phí kinh doanh trong kỳ của Công ty B như sau (đơn vị 1000đ): CPNVLTT là 500.000, CPNCTT là 220.000, CPSXC là 115.000, CPQLDN là 150.000. Cuối kỳ bộ phận sản xuất bàn giao một lô sản phẩm hoàn thành, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ là 30.000. Giá thành sản xuất của lô sản phẩm này sẽ là:
- 985.000
- 1.015.000
- 955.000
- 865.000
Công ty B sản xuất 2 loại sản phẩm A1 và A2.Tổng chi phí sản xuất 2 loại sản phẩm trong kỳ là 800.000.000đ. Cuối kỳ thu được 1000SP A1 và 600SP A2, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số và hệ số quy đổi của SP A1 và A2 lần lượt là 1,1; 1,5 thì giá thành đơn vị sản phẩm A1 và A2 sẽ là:
- 400.000đ và 600.000đ
- 550.000đ và 750.000đ
- 350.000đ và 450.000đ
- 440.000đ và 600.000đ
Khi nhận bán hàng đại lí cho các DN khác, số tiền hàng đơn vị đã bán được tính vào
- Khoản phải trả của DN.
- Thu nhập hoạt động khác.
- Doanh thu bán hàng.
- Doanh thu tài chính.
Doanh thu thuần về bán hàng được tính bằng:
- Doanh thu bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Doanh thu bán hàng – Chiết khấu thanh toán
- Doanh thu bán hàng – các khoản giảm doanh thu
- Doanh thu bán hàng – Chi phí bán hàng.
Chi phí vận chuyển sản phẩm gửi bán bằng tiền mặt được kế toán ghi:
- NNợ TK 131/ Có TK 111
- NNợ TK 157/ Có TK 111
- NNợ TK 632/ Có TK 111
- NNợ TK 641/ Có TK 111
Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm của DN được xác định bằng:
- Doanh thu bán hàng – Giá vốn hàng bán.
- Doanh thu bán hàng – Chiết khấu thương mại.
- Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm doanh thu.
- Doanh thu bán hàng – Giảm giá hàng bán.
Nghiệp vụ “Nhập kho thành phẩm từ sản xuất” được kế toán định khoản:
- Nợ TK 155/ Có TK 154
- Nợ TK 155/ Có TK 111
- Nợ TK 156/ Có TK 111
- Nợ TK 155/Có TK 111
Chiết khấu thương mại là khoản:
- Giảm trừ cho người mua do hàng bán kém phẩm chất.
- Tiền thưởng cho người mua hàng do người mua thanh toán tiền trong thời hạn hưởng chiết khấu.
- Giảm giá cho người mua do hàng sai quy cách.
- Giảm giá niêm yết cho các khách hàng mua với số lượng lớn.
Thuế GTGT khi mua TSCĐ được ghi nhận:
- tăng Chi phí sản xuất.
- giảm Nguyên giá TSCĐ.
- tăng Nguyên giá TSCĐ nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
- tăng Nguyên giá TSCĐ.
Tỷ lệ khấu hao hàng năm bằng:
- nguyên giá/Số năm sử dụng dự kiến.
- 1/Số năm sử dụng dự kiến.
- giá trị còn lại/Số năm sử dụng dự kiến.
- Giá trị hợp lý/Số năm sử dụng dự kiến.
Mua 1 thiết bị vận chuyển, giá mua trên hóa đơn đã bao gồm thuế GTGT 10% là 220 triệu. Chi phí lắp đặt đã bao gồm thuế GTGT 10%, đã chi bằng tiền mặt là 33 triệu. Nguyên giá TSCĐ bằng:
- 230 triệu nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- 233 triệu nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất chịu thuế GTGT.
- 233 triệu nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
- 253 triệu nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện từ:
- ngày mà TSCĐ tăng.
- đầu năm.
- đầu quý.
- đầu tháng.
Xuất kho công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ một lần thì chi phí sản xuất sẽ được tính vào
- Chi phí của đối tượng sử dụng
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí trả trước
- Chi phí phải trả
Nghiệp vụ ứng trước tiền mặt cho người bán nguyên vật liệu được hạch toán
- Ghi Nợ TK Phải trả người bán, Có TK Tiền mặt
- Ghi Nợ TK Hàng hóa, Có TK Phải trả người bán
- Ghi Nợ TK Nguyên vật liệu, Có TK Phải trả người bán
- Ghi Nợ TK Phải trả người bán, Có TK Nguyên vật liệu
Giá trị vật liệu thiếu khi kiểm kê sau khi trừ phần thu hồi do cá nhân bồi thường sẽ được kế toán ghi
- Nợ TK Giá vốn hàng bán
- Nợ TK Phải thu khác
- Nợ TK Chi phí sản xuất chung
- Nợ TK Phải trả công nhân viên
Hình thức tiền lương theo sản phẩm lũy tiến được áp dụng trong trường hợp :
- Công việc đòi hỏi cường độ lao động cao
- Công việc đòi hỏi phải hoàn thành trong thời gian ngắn
- A và B đúng
- Không có trường hợp nào
Tiền ăn ca phải trả người lao động được :
- Ghi tăng chi phí khác
- Ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh
- Không có trường hợp nào
- Ghi tăng giá vốn hàng bán trong kỳ
Tỷ lệ tính trên tiền lương để trích lập quỹ BHYT theo quy định hiện hành là :
- 4%
- 3.5%
- 5%
- 4.5%
Tại 1DN có tiền lương phải trả công nhân sản xuất trong tháng là 100.000.000đ và tiền ăn ca phải trả công nhân sản xuất là 20.000.000đ. Số tiền BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định người lao động phải nộp và được trừ vào lương sẽ là:
- 9.500.000đ
- 34.500.000đ
- 12.600.000đ
- 10.500.000đ
Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được thu hồi từ quá trình sản xuất 12.000.000đ, kế toán ghi:
- Nợ TK 155/ Có TK 154: 12.000.000
- Nợ TK 1381/ Có TK 154: 12.000.000
- Nợ TK 811/ Có TK 155: 12.000.000
- Nợ TK 632/ Có TK 154: 12.000.000
Xuất phụ tùng thay thế cho sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở bộ phận sản xuất, được kế toán ghi:
- Nợ TK 627 và Có TK 152
- Nợ TK 241 và Có TK 153
- Nợ TK 627 và Có TK 153
- Nợ TK 811 và Có TK 152
Giá trị phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất sản phẩm, được kế toán phản ánh vào bên Có:
- TK 711
- TK 621
- TK 154
- TK 632
TSCĐ tăng do tự sản xuất thì nguyên giá TSCĐ là:
- giá bán đã bao gồm thuê GTGT.
- giá bán chưa bao gồm thuế GTGT.
- giá thành sản xuất sản phẩm.
- giá thị trường của tài sản tương đương.
Ngày 20/05, một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua 1 dây truyền sản xuất, giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 500 triệu. Chi phí lắp đặt đã bao gồm thuế GTGT 10%, đã chi bằng chuyển khoản là 22 triệu. Doanh nghiệp dự kiến thời gian sử dụng là 10 năm. Mức khấu hao trong tháng 6 của TSCĐ là:
- 4,33333 triệu.
- 1,67742 triệu.
- 0,139785 triệu.
- 5,2 triệu.
Chi phí lắp đặt TSCĐ khi mua được tính vào:
- chi phí bán hàng.
- chi phí sản xuất chung.
- chi phí quản lý doanh nghiệp.
- nguyên giá TSCĐ.
Mua 1 thiết bị vận tải dùng cho bán hàng, giá mua ghi trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 200 triệu. Kèm theo thiết bị là 1 số phụ tùng thay thế có giá trị trên thị trường là 20 triệu. Như vậy, Nguyên giá thiết bị là bao nhiêu, biết DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- 180 triệu
- 240 triệu
- 200 triệu
- 220 triệu
Giá trị nguyên vật liệu đã mua xuất kho trả lại cho người bán theo phương pháp giá bình quân cả kỳ được tính theo giá
- Giá theo phương pháp tính giá xuất mà doanh nghiệp đang áp dụng
- Giá thị trường của nguyên vật liệu cùng loại ở thời điểm trả lại
- Giá đơn vị bình quân cuối kỳ
- Giá mà doanh nghiệp mua của người bán trước đây
Khi dùng vật liệu, dụng cụ để góp vốn thành lập cơ sở liên doanh đồng kiểm soát, phần chênh lệch giá xuất kho > giá trị được liên doanh ghi nhận sẽ được hạch toán vào
- Giảm chi phí khác trong kỳ
- Tăng thu nhập khác trong kỳ
- Tăng chi phí khác trong kỳ
- Ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ
Quỹ tiền lương làm căn cứ trích BHXH là :
- Tiền lương cấp bậc
- Tiền lương phụ.
- Tiền lương chính
- Tiền lương thực tế
BHXH do người lao động nộp được :
- Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Tính vào chi phí khác
- Khấu trừ vào tiền thưởng
- Khấu trừ vào tiền lương
Tại 1DN có tiền lương phải trả công nhân sản xuất trong tháng là 100.000.000đ và tiền ăn ca phải trả công nhân sản xuất là 20.000.000đ. Số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí trong tháng sẽ là:
- 24.000.000đ
- 34.500.000đ
- 28.800.000đ
- 25.000.000đ
Tại 1DN có tiền lương phải trả công nhân sản xuất trong tháng là 100.000.000đ và tiền ăn ca phải trả công nhân sản xuất là 20.000.000đ. Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí trong tháng, kế toán sẽ ghi:
- Nợ TK 622/Có TK 338 : 34.500.000
- Nợ TK 334/ Có TK338 : 24.000.000
- Nợ TK 627/Có TK 338 : 28.800.000
- Nợ TK 622/ Có TK 338 : 24.000.000
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định bằng:
- Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ có liên quan đến sản phẩm hoàn thành.
- Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cộng (+) hoặc trừ (-) chênh lệch giữa chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ so với chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
- Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cộng (+) hoặc trừ (-) chênh lệch giữa chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ so với chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
- Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Tập hợp chi phí kinh doanh trong kỳ của Công ty B như sau (đơn vị 1000đ): CPNVLTT là 500.000, CPNCTT là 220.000, CPSXC là 115.000, CPQLDN là 150.000. Cuối kỳ bộ phận sản xuất bàn giao một lô sản phẩm hoàn thành, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ là 30.000. Giá thành sản xuất của lô sản phẩm này sẽ là:
- 865.000
- 955.000
- 805.000
- 985.000
Một doanh nghiệp sản xuất hiện đang xác định tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 40% và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương. Nếu tỷ lệ trên tăng gấp đôi, các số liệu khác không thay đổi thì giá trị sản phẩm dở dang sẽ:
- Tăng gấp đôi
- Tăng 80%
- Tăng 40%
- Tăng thêm
Hàng gửi đi bán:
- Không còn nằm ở đơn vị nhưng thuộc quyền sở hữu của đơn vị
- Là số sản phẩm bị khách hàng trả lại nhưng DN chưa nhận về.
- Thực chất là số sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận mua nhưng đang gửi tại DN
- Không còn nằm ở đơn vị và cũng không thuộc quyền sở hữu của đơn vị
Giá bán của số sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận thanh toán được kế toán ghi vào bên:
- Có TK 155
- Có TK 154
- Có TK 632
- Có TK 511
Cuối kỳ, TK 642 được kết chuyển về bên:
- Nợ TK 112
- Nợ TK 511
- Nợ TK 911
- Nợ TK 111
Doanh thu bán thành phẩm được ghi nhận khi:
- Khi DN tiếp nhận đơn đặt hàng của khách
- Khi DN xuất sản phẩm giao cho khách hàng.
- Khi DN đã giao sản phẩm cho khách hàng và khách hàng đã chấp nhận thanh toán.
- Khi khách hàng tạm ứng tiền cho DN.
Một dây truyền sản xuất có giá mua trên hóa đơn đã bao gồm thuế GTGT 10% là 726 triệu, thời gian sử dụng 6 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Giá trị phụ tùng thay thế là 60 triệu. Hãy tính mức khấu hao trong 1 năm, biết DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- 130 triệu
- 110 triệu
- 120 triệu
- 100 triệu
Một TSCĐ có nguyên giá 100 triệu, thời gian sử dụng 5 năm bắt đầu từ đầu năm N. Năm (N+5), giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ là:
- 40 triệu.
- bằng 0.
- 100 triệu.
- 60 triệu.
Một TSCĐHH có nguyên giá 250 triệu, thời gian sử dụng 5 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Hãy tính mức khấu hao tăng trong tháng 10/N biết TSCĐ được đưa vào sử dụng từ ngày 11/10/N:
- 4.166.667 đ
- 50.000.000 đ
- 2.699.172 đ
- 2.822.589 đ
Một TSCĐ có nguyên giá 100 triệu, thời gian sử dụng 5 năm bắt đầu từ năm N. Năm (N+2), TSCĐ có nguyên giá là:
- 100 triệu.
- 40 triệu.
- 60 triệu.
- bằng 0.
Khi nhận được hóa đơn số vật liệu đã nhập kho từ kỳ trước, kế toán sẽ
- Ghi lại nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu
- Ghi phần chênh lệch giữa giá trên hóa đơn và giá tạm tính vào doanh thu và chi phí tài chính
- Ghi phần chênh lệch giữa giá trên hóa đơn và giá tạm tính vào thu nhập và chi phí khác
- Điều chỉnh giá tạm tính đã ghi kỳ trước theo giá thực tế của hóa đơn
Nguyên tắc nhất quán trong tính giá đòi hỏi
- Sử dụng nhất quán các phương pháp tính giá, không nhất thiết sử dụng một phương pháp
- Phải áp dụng phương pháp tính giá duy nhất cho tất cả các loại hàng tồn kho, thay đổi phương pháp tính thì phải thay đổi cho toàn bộ hảng tồn kho.
- Phải áp dụng phương pháp tính giá duy nhất cho tất cả các loại hàng tồn kho
- Thay đổi phương pháp tính giá một cách tùy ý trong kỳ
Khi tính thuế thu nhập của CNV, người lao động phải nộp Nhà nước, kế toán doanh nghiệp thực hiện bút toán
- Nợ TK 333(3335)/ Có TK 334
- Nợ Tk 334/ Có TK 141
- Nợ TK 141/ Có TK 334
- Nợ TK 334/ Có TK 333(3335)
Khi phân tích tiền lương, tiền lương được hưởng khi đi học được xếp vào loại:
- Chi phí sản xuất kinh doanh
- Tiền lương chính
- Chi phí khác
- Tiền lương phụ
Chênh lệch giữa chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ so với chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ giảm, chi phí sản xuất không thay đổi thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ:
- Không xác định được ảnh hưởng
- Không thay đổi
- Giảm đi
- Tăng thêm
Giá thành sản xuất của sản phẩm không bao gồm khoản tiền lương:
- Tiền lương của giám đốc doanh nghiệp
- Tiền lương của nhân viên kỹ thuật ở phân xưởng
- Tiền lương của nhân viên kinh tế phân xưởng
- Tiền lương của quản đốc phân xưởng
Nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ tăng 30.000.000đ và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ giảm 30.000.000đ, giá thành sản phẩm sẽ
- Tăng 30.000.000đ
- Không thay đổi
- Tăng 60.000.000đ
- Giảm 60.000.000đ
Nội dung bên Nợ của TK 511 sẽ bao gồm:
- Chi phí bán hàng của DN.
- Tiền thuế tiêu thụ đặc biệt mà DN phải nộp trong kỳ.
- Chiết khấu thanh toán mà DN chấp nhận cho KH trong kỳ.
- Tiền thuế GTGT mà DN phải nộp theo phương pháp khấu trừ.
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình được xác định dựa trên:
- số dư Có TK 214.
- số dư Nợ TK 211 – số dư Nợ TK 214.
- số dư Nợ TK 211 – số dư Có TK 214.
- số dư Nợ TK 211.
Thời gian và phương pháp khấu hao TSCĐ được xem xét ít nhất vào :
- Cuối mỗi năm tài chính
- Cuối mỗi quý
- Cuối mỗi tháng
- Cuối mỗi tuần
Căn cứ tính khấu hao TSCĐ là:
- giá trị thị trường của TSCĐ.
- nguyên giá của TSCĐ.
- giá trị hợp lý của TSCĐ.
- giá trị còn lại của TSCĐ.
Thời gian tính khấu hao TSCĐ:
- Do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Căn cứ vào thời gian bảo hành TSCĐ.
- Do doanh nghiệp tự quyết định dựa trên khung khấu hao của Bộ Tài chính quy định.
- Do doanh nghiệp tự quyết định.
Nghiệp vụ “Nhận bàn giao 1 thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất, tiền đã trả từ kỳ trước.” được ghi nhận:
- Nợ TK 211, Nợ TK 133/Có TK 131.
- Nợ TK 211, Nợ TK 133/Có TK 141.
- Nợ TK 211, Nợ TK 133/Có TK 242.
- Nợ TK 211, Nợ TK 133/Có TK 331.
Giá thực tế ghi sổ của nguyên vật liệu thuê ngoài gia công nhập kho được tính theo
- Chi phí gia công nguyên vật liệu
- Giá xuất nguyên vật liệu đem đi gia công
- Giá nguyên vật liệu tương đương trên thị trường
- Giá xuất nguyên vật liệu đem đi gia công và các chi phí liên quan đến việc gia công
Tiền lương và tiền thưởng của lao động thời vụ sẽ được hạch toán trên tài khoản:
- TK 3348
- TK 811
- TK 3341
- TK 3388
Số tiền đóng quỹ BHTN thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động được kế toán hạch toán vào:
- Chi phí khác
- Chi phí tài chính
- Chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
- Ghi giảm quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành:
- Giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế
- Giá thành định mức, giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ
- Giá thành sản xuất, giá thành thực tế và giá thành toàn bộ
- Giá thành kế hoạch, giá thành thực tế và giá thành tiêu thụ
Nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ giảm 30.000.000đ và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tăng 30.000.000đ, giá thành sản phẩm sẽ
- Tăng 60.000.000đ
- Không thay đổi
- Tăng 30.000.000đ
- Giảm 60.000.000đ
Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho chế tạo sản phẩm sử dụng không hết nhập lại kho, được kế toán ghi vào bên Có:
- TK 632
- TK 711
- TK 621
- TK 154
Cuối kỳ, TK 641 được kết chuyển về bên:
- Nợ TK 421
- Nợ TK 154
- Nợ TK 911
- Nợ TK 511